Kinh doanh

7 năm không được thành lập Ban quản trị: Quy định rõ ràng, nhưng cư dân vẫn gặp khó khăn và bất công

Nhận nhà năm 2018, cho chủ đầu tư thuê lại trong 5 năm và từ 2023 đến nay, cư dân tại tòa nhà Forest 1 thuộc khu nghỉ dưỡng Flamingo Đại Lải đã kiên trì đấu tranh để đòi quyền thành lập Ban Quản Trị (BQT) – một quyền lợi cơ bản được quy định trong luật pháp. Tuy nhiên, mặc dù các quy định đã rõ ràng, quá trình này vẫn bị kéo dài một cách vô lý, khiến cư dân phải gánh chịu nhiều thiệt thòi và bất công.

Hành trình đấu tranh đầy gian nan

Ngay từ khi nhận bàn giao căn hộ năm 2018 với đầy đủ giấy tờ sổ hồng là căn hộ chung cư trên đất ở lâu dài từ Chủ đầu tư (CĐT), cư dân Forest 1 đã mong đợi sự minh bạch trong việc quản lý và vận hành tòa nhà. Tuy nhiên, dù pháp luật quy định rõ về việc lập BQT sau khi cư dân đã sở hữu trên 50% căn hộ, CĐT vẫn không thực hiện. Sau 5 năm, đến năm 2023 khi cư dân ổn định, họ chính thức gửi yêu cầu thành lập BQT để đảm bảo quyền quản lý các tài sản chung, bao gồm tiện ích và các khu vực công cộng, phí dịch vụ… Thế nhưng, CĐT liên tục từ chối, viện cớ rằng tòa nhà thuộc khu nghỉ dưỡng không cần phải lập BQT, bất chấp các quy định pháp luật.

Sự cố bạo lực sau khi cư dân yêu cầu quyền lợi

Ngày 10/8, sau thời gian dài không nhận được phản hồi tích cực, một số cư dân đã quyết định treo băng rôn tại ban công để yêu cầu CĐT lập BQT. Tuy nhiên, ngay sau đó, các sự cố bạo lực đã xảy ra với những cư dân này.

Bà H, một trong những người treo băng rôn, bị một nhóm đối tượng lạ mặt kéo đến khu vực cầu thang bộ của tòa nhà, nơi bà bị đánh đập dã man. Họ tấn công vào đầu, đùi và chân của bà, đồng thời cướp đi chiếc điện thoại của bà khi bà cố gắng kêu cứu.

Ông P.S.H, cũng là cư dân treo băng rôn, bị nhóm côn đồ đeo khẩu trang xông vào nhà trong khi ông Hồng đang đóng cửa, chìa khóa vào nhà là dạng điện tử, chúng bịt miệng và đánh đập trong khoảng 20 phút, trong thời gian đánh đập khống chế, nhóm côn đồ đã giật hết băng rôn mang đi. Họ cố gắng cướp điện thoại của ông Hồng, nhưng may mắn ông giữ lại được, nhờ đó ông có được hình ảnh của nhóm đối tượng.

Ông N.TT thì bị nhóm côn đồ đạp cửa vào nhà, nhưng may mắn ông khóa cửa bên trong nên chúng đã trèo lên ban công căn hộ của mình, giật băng rôn, Các đối tượng không chỉ tấn công về mặt vật lý mà còn đe dọa tinh thần cư dân, khiến nhiều người sống trong lo sợ.

Cư dân yêu cầu bảo vệ pháp lý nhưng bị từ chối

Sau những vụ việc bạo lực này, cả ba cư dân đều đã gửi đơn tố cáo lên cơ quan công an thành phố Phúc Yên, yêu cầu điều tra và mời luật sư bảo vệ quyền lợi. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên và gây bức xúc là việc công an từ chối quyền mời luật sư của các nạn nhân. Những bị hại đã có đơn khiếu nại gửi đi nhiều cơ quan khác nhau để cầu cứu và yêu cầu được bảo vệ. Cho đến thời điểm hiện tại, Công an thành phố Phúc Yên đã chấp thuận cho các bị hại quyền được mời luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình theo đúng quy định của pháp luật.

Những bước đi pháp lý không ngừng

Không dừng lại ở đó, cư dân tiếp tục nỗ lực gửi đơn thư đến UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, và UBND xã Ngọc Thanh – đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm thành lập BQT. Tuy nhiên, các cơ quan này vẫn chưa giải quyết dứt điểm vấn đề và kéo dài thời gian mà không có bất kỳ động thái tích cực nào.

Quy định pháp luật đã rõ

Theo quy định tại Luật Nhà ở 2014, sau khi CĐT đã bàn giao trên 50% căn hộ, họ phải tổ chức hội nghị cư dân để bầu BQT. Thông tư số 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng cũng nêu rõ trách nhiệm của CĐT trong việc tổ chức BQT. Đây không chỉ là một tổ chức đại diện hợp pháp của cư dân mà còn có vai trò đảm bảo quyền lợi chung, quản lý và vận hành tòa nhà một cách minh bạch và công bằng.

Tuy nhiên, mặc cho cư dân đã thực hiện đúng mọi quy trình, yêu cầu lập BQT vẫn bị trì hoãn vô lý. Điều này khiến cư dân không khỏi thắc mắc: Tại sao các cơ quan chính quyền và CĐT không thực thi đúng trách nhiệm của mình?

Những hệ quả nghiêm trọng cho cư dân

Sự chậm trễ trong việc thành lập BQT không chỉ xâm phạm quyền lợi của cư dân mà còn dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực về mặt an ninh và quản lý tòa nhà. Cư dân bị mất quyền kiểm soát đối với các khu vực chung, không được trực tiếp ký hợp đồng điện, nước với các cơ quan nhà nước, mà phải thông qua CĐT với mức giá cao hơn 15%  gây ra gánh nặng tài chính không đáng có.

Nhóm côn đồ tự ý đột nhập vào nhà và hành hung chủ sở hữu căn hộ

Chủ sở hữu bị kéo xuống cầu thang bộ hành hung

Chủ sở hữu bị hành nhung ngay tại nhà

Kết luận

Việc thành lập BQT tại các tòa nhà chung cư là quyền lợi chính đáng của cư dân và đã được quy định rõ trong luật pháp. Thế nhưng, hành trình đấu tranh của cư dân tại Forest 1 là minh chứng rõ ràng cho sự bất công khi các quy định không được thực thi đúng trách nhiệm. Cư dân đã làm đúng mọi quy trình, đã gặp gỡ các cơ quan có thẩm quyền, nhưng vẫn không đạt được kết quả mong muốn.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của cư dân Forest 1 mà còn là lời cảnh báo cho những dự án chung cư khác. Để đảm bảo quyền lợi của cư dân, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc, thực hiện đúng trách nhiệm và đảm bảo sự công bằng cho tất cả các bên liên quan.


 

Cùng chuyên mục

WSJ: Bước đường cùng, Facebook có thể sẽ phải bán mình cho đối thủ

Bắc Ninh duyệt chủ trương đầu tư loạt đường lớn

Ba trong 4 dự án cao tốc Bắc Nam hoàn thành năm nay đang bị chậm tiến độ

Chủ tịch Sao Ta: Việc tự chủ 100% tôm nguyên liệu là điều không thể

Sân bay Long Thành: Dự kiến tháng 10 khởi công nhà ga hành khách, tháng 12 làm đường băng và sân đỗ

Giao dịch lớn cổ phiếu BHC, DTE, DDG, LMH, IDP, NDP, VST, OCB, PVI, TJC, PTI, YBC, ABC, ACG, HII, LDG

Nhận định chứng khoán phái sinh phiên 16/6: Áp lực bán đang tiềm ẩn ở vùng cản 1.262 điểm

Danh sách ATM Agribank gần đây tại TP Hồ Chí Minh

Danh sách ATM Agribank gần đây tại Hải Phòng

Eximbank dự kiến phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ năm 2022