Kinh doanh

VCBS: Hoạt động sản xuất sẽ gặp khó do giá đầu vào tăng, nguồn cung thiếu hụt

VCBS nhấn mạnh ảnh hưởng của giá cả hàng hóa nguyên vật liệu đầu vào và khả năng nguồn cung thiếu hụt của các sản phẩm này đến sự khả năng hồi phục của hoạt động sản xuất trong nền kinh tế.

Trong báo cáo vĩ mô mới nhất, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phục hồi sau dịch. Tuy nhiên, một số điều kiện không thuận lợi cho sản xuất là giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng đi kèm nguồn cung thiếu hụt.

Khối phân tích lưu ý hoạt động sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và các sản phẩm quang học giảm 6% so với tháng trước. Điều này cho thấy rủi ro đến từ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Số liệu này cũng được thể hiện vào số liệu xuất khẩu sản phẩm này giảm 7% so với cùng kỳ. 

VCBS nhấn mạnh ảnh hưởng của giá cả hàng hóa nguyên vật liệu đầu vào và khả năng nguồn cung thiếu hụt của các sản phẩm này đến sự khả năng hồi phục của hoạt động sản xuất trong nền kinh tế.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,3% (cùng kỳ năm 2021 giảm 1%). Trong đó, tháng 5 đóng góp và mức tăng trưởng chủ đạo đến từ dịch vụ ăn uống, lưu trú và lữ hành do các sự kiện trong tháng 5.

"Nếu loại trừ các tăng trưởng doanh thu dịch vụ, thì cầu tiêu dùng vẫn hồi phục ở tốc độ chậm", báo cáo cho biết.

Về dự báo tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia của VCBS kỳ vọng tăng trưởng quý II đạt khoảng 5,56% - 6,5%, tương ứng với mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm từ 5,4% - 5,78%. Số liệu tăng trưởng cho năm 2022 được dự báo ở mức 6,25% - 7,02%.

1-20220613103902362.jpg?width=700

 

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,38% so với tháng trước, tăng 2,86% so với cùng kỳ năm trước VCBS dự báo lạm phát tháng 6 có thể tăng 0,4% - 0,5% so với tháng 5, tương ứng tăng 3,08% - 3,18% so với cùng kỳ năm ngoái. Cho cả năm 2022, không loại trừ khả năng lạm phát có thể vượt trên mức mục tiêu mà Quốc hội đề ra khi diễn biến thị trường thế giới không thuận lợi. 

2-20220613103941690.jpg?width=700

 

"Chúng tôi cho rằng áp lực lạm phát vẫn tồn tại đáng kể đặc biệt trong bối cảnh giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, giá dầu tăng cao trước các diễn biến địa chính trị khó lường trên thế giới.

Cùng với đó, chúng tôi cũng lưu ý đến hiệu ứng lạm phát vòng hai do tác động tăng của giá nguyên liệu đầu vào. Trong giai đoạn này các biện pháp giảm thuế, phí đối với mặt hàng xăng dầu đang được cân nhắc thêm nhằm làm giảm áp lực về chi phí đầu vào đối với nền kinh tế", các chuyên gia của VCBS cho hay.

(Theo: http://vietnambiz.vn/vcbs-hoat-dong-san-xuat-se-gap-kho-do-gia-dau-vao-tang-nguon-cung-thieu-hut-202261310455515.htm)
Cùng chuyên mục

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 13/6: Nhiều ngoại tệ đồng loại giảm mạnh

Tỷ phú USD xuất thân từ vận động viên thể thao: Ronaldo và Messi tiếp tục cạnh tranh, người giàu nhất là một golfer

Mang giấc mơ dùng cánh tay robot tạo ra công ăn việc làm cho quê hương miền Trung, startup nhận ngay cái gật đầu của Shark Hùng Anh

Startup bán xăng đan nhận đầu tư 23 tỷ từ Shark Hùng Anh sau câu hỏi ngược kỳ lạ

Tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động từ ngày 1/7/2022

Đồng nội tệ Nga khó hãm đà tăng tác động thế nào đến nền kinh tế?

Chi phí năng lượng leo thang tác động mạnh đến nhiều mặt của kinh tế Mỹ

Giá heo đi xuống, doanh nghiệp chăn nuôi Trung Quốc lại rơi vào vũng lầy

Quỹ VEIL tiếp tục giải ngân trở lại hơn 900 tỷ đồng, DGC thế chân VIC trong Top10 khoản đầu tư lớn nhất

Gỗ An Cường (ACG): 4 tháng lãi ròng 168 tỷ đồng, góp vốn vào Thắng Lợi Group có thể mang lại trăm tỷ lợi nhuận ròng mỗi năm